Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Báo cáo - thống kê; baocaothongke

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin điều hành;thongtindieuhanh

Display portlet menu
end portlet menu bar

Khiếu nại tố cáo;khieunaitocao

Display portlet menu
end portlet menu bar
Di tích

Khu Di tích lịch sử văn hóa chiến thắng Ông Hào

27/08/2024 02:33
Màu chữ Cỡ chữ

Đây là công trình ghi lại chiến công oai hùng của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ xâm lược. 

Khu Di tích lịch sử văn hóa chiến thắng Ông Hào, tọa lạc tại ấp Trường Thọ, xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Đây là công trình ghi lại chiến công oai hùng của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Năm 1964, trước việc chính phủ và quân đội Việt Nam Cộng hòa ngày càng lâm vào thế yếu và có nguy cơ sụp đổ. Trước tình thế đó, buộc đế quốc Mỹ phải leo thang chiến tranh, Mỹ đã trực tiếp đem quân viễn chinh tới Việt Nam để tham chiến. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, phong trào giải phóng dân tộc ở Cần Thơ nói chung, Phong Điền nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực. Xã Trường Long không chỉ là căn cứ cách mạng mà còn là nơi ghi dấu chiến công oanh liệt của Tiểu đoàn Tây Đô phối hợp cùng lực lượng dân quân du kích huyện Ô Môn (nay thuộc huyện Phong Điền) đã tiêu diệt các tiểu đoàn biệt động quân, bảo an cùng Tiểu đoàn Cọp Đen tại kinh Ông Hào vào ngày 8/6/1965.

Toàn cảnh Khu Di tích lịch sử văn hóa chiến thắng Ông Hào, tọa lạc tại ấp Trường Thọ, xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Cổng Khu Di tích lịch sử văn hóa chiến thắng Ông Hào

Trên chiến trường Cần Thơ, chúng tăng cường tối đa tiềm lực quân sự cho các cuộc hành quân, càn quét từ cấp tiểu đoàn đến trung đoàn để khôi phục lại kế hoạch bình định, lập ấp chiến lược. Chúng đưa Sư đoàn 21 của quân lực Việt Nam Cộng hòa làm lực lượng chủ lực cho các cuộc hành quân, càn quét. Đỉnh điểm của chiến dịch càn quét khốc liệt đó, là vào ngày 8/6/1965, tại nơi đây trận đụng độ giữa tiểu đoàn Tây Đô, Trung đội nữ địa phương quân Ô Môn của ta với các lực lượng chủ lực của địch, đã diễn ra rất ác liệt. Một trận đánh không cân sức cả về kỹ thuật quân sự cũng như lực lượng, phương tiện và khí tài chiến đấu. Tuy nhiên, với tinh thần yêu nước, đoàn kết, lòng quả cảm và tính gan dạ của quân đội ta, đã khiến cho kẻ thù khiếp vía, tháo chạy và đã làm nên trận chiến thắng Ông Hào đi vào lịch sử.

Tượng đài chiến thắng Ông Hào tại khu di tích

Khu Di tích rộng rãi, nhiều cây xanh

Trận chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Vào đầu tháng 6-1965, theo lệnh tướng Đặng Văn Quang, Tư lệnh vùng IV chiến thuật, quân địch đã tập trung lực lượng lớn gồm: trung đoàn 31, hai tiểu đoàn của trung đoàn 32, 1 tiểu đoàn của trung đoàn 33, thuộc sư đoàn 21, tiểu đoàn biệt động quân số 44 và tiểu đoàn Bảo an 29 của tỉnh Phong Dinh... Chúng cho Máy bay trinh sát chỉ điểm cho pháo binh, không quân bắn dọn đường, bộ binh theo sau càn quét vào hai huyện Ô Môn và Châu Thành, giết người cướp của, thẳng tay tàn sát người dân vô tội, tìm diệt lực lượng của ta. Mục tiêu chính của chúng là tìm diệt Tiểu đoàn Tây Đô- đơn vị vũ trang đầy đủ theo biên chế chính quy mới thành lập chưa đầy một năm, nhưng đã tổ chức, tham gia đánh nhiều trận làm cho địch khốn đốn, thiệt hại nặng nề.

Vào 8 giờ 30 phút ngày 8-6-1965, tiểu đoàn 44 biệt động của địch từ kinh Trà Ếch càn qua kinh Áng Khám, đánh thẳng vào đội hình của Trung đội nữ địa phương quân Ô Môn. Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt, Trung đội nữ địa phương quân, Đại đội địa phương quân Ô Môn với sự tiếp sức kịp thời của Đại đội 20 dũng cảm đánh trả quyết liệt không cho địch chiếm trận địa. Địch tập trung hỏa lực mạnh, gọi thêm phi cơ và pháo binh tiếp viện, nhiều lần chiếm được công sự của trung đội nữ. Dù có nhiều chị bị thương, hy sinh nhưng các chị đã kiên cường đánh địch bật ra khỏi công sự, khôi phục lại trận địa, buộc chúng tháo chạy ra đồng chờ lực lượng chi viện. Địch phải điều động trung đoàn 31, tiểu đoàn Bảo an 29 và một tiểu đoàn của trung đoàn 32 chia làm 3 mũi đánh vào Đại đội 20 và trung đội nữ. Đến 9 giờ 30 phút, toàn trận địa của Đại đội 20 nổ súng đánh địch vô cùng ác liệt, lực lượng địch hơn ta gấp 20 lần, hỏa lực mạnh hơn gấp chục lần, với sự yểm trợ của máy bay trực thăng cùng với đạn pháo của địch từ Cái Tắc, Cái Răng tập trung đánh vào khu vực Áng Khám. Sau hơn 10 đợt tấn công đều thất bại và bị thương vong khá nhiều, địch lui ra xa xin chi viện. Đến 12 giờ cùng ngày, địch đưa thêm 2 tiểu đoàn bộ binh của trung đoàn 33, thuộc sư đoàn 21, từ trực thăng địch đổ bộ xuống, cách kinh Ông Hào 1.500m nhằm tấn công từ phía sau Đại đội 20 của ta. Chúng chia làm 2 mũi hành quân vào kinh Ông Hào gặp phải Đại đội Đặc công và Đại đội 31, Tiểu đoàn Tây Đô chờ sẵn. Sau khoảng 10 phút chiến đấu ác liệt, quân địch lớp chết, lớp bị thương, chúng đã rút chạy tán loạn ra đồng trống. Nhận được tin mấy tiểu đoàn đều bại trận, Tướng Đặng Văn Quang ra lệnh “tung” tiểu đoàn “Cọp đen” tinh nhuệ, có chiến thuật đánh công sự giỏi (thuộc trung đoàn 33, sư đoàn 21) đổ bộ bằng đường hàng không cách kinh Áng Khám và Ông Hào 1.500 m về phía Tây Nam. Chúng chia làm 3 mũi tấn công Đại đội 20. Được trinh sát báo tin, Đại đội 28 và các bộ phận của Sở chỉ huy Tiểu đoàn Tây đô tổ chức phục kích địch, đồng thời điều động Đại đội 23 vào trận đánh. Lúc này, máy bay chiến đấu phản lực ném bom dữ dội vào đội hình Tiểu đoàn Tây Đô. đồng chí Huỳnh Văn Tèo, chiến sĩ liên lạc của tiểu đoàn, đã dùng súng trường Garan Mỹ bắn rơi 1 máy bay phản lực B.57. Nhìn thấy máy bay địch bốc cháy cắm đầu xuống kinh Ông Hào, các đơn vị đều phấn khởi. Trước tình thế khốn đốn đó, để cứu nguy cho tiểu đoàn Cọp đen, Mỹ hạ lệnh cho 3 máy bay ném bom hủy diệt nhà thờ Ông Hào, dù chúng biết nhà thờ cách xa trận địa. Vụ ném bom thảm sát này khiến gần 200 giáo dân, đa số là người già, trẻ em, nữ tu bị vùi lấp dưới đống đổ nát. Hành động thảm sát của địch khiến cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân càng căm thù, quyết tâm tấn công tiêu diệt tiểu đoàn Cọp đen ác ôn khét tiếng, có nhiều nợ máu với nhân dân. Sau 20 phút chiến đấu, khí thế dũng mãnh của quân ta khiến cho kẻ thù khiếp vía, tháo chạy. Nhân lúc địch đang lúng túng, ta tổ chức họp khẩn cấp, triển khai kế hoạch bố trí các đại đội tập kích đánh địch. Đến 19 giờ 30 phút cùng ngày, được tin trinh sát báo về địch co cụm lại đóng quân cách ta khoảng 700 m nên Đại đội 23 được lệnh hành quân tiến vào vị trí tập kích. Trong ngày hôm đó, đồng chí Lê Thanh Sơn (Ba Ngay) Chính trị viên Đại đội đang đi học chính trị cách đơn vị hơn 10 km, hay tin đơn vị bị địch càn đã xin phép chạy bộ về, kịp thời lãnh đạo đơn vị chiến đấu. Tuy nhiên, Đại đội 23 mới di chuyển hơn 70 mét đã đối đầu với địch. Lúc này, máy bay chiến đấu và pháo của địch bắn xối xả vào đội hình của đại đội, trong tình thế nguy cấp, đồng chí Lê Thanh Sơn và Bùi Quang Nhung (Đại đội phó) lệnh cho toàn đại đội chia làm 2 mũi: Một mũi đánh thẳng vào sở chỉ huy địch và một mũi đánh vào bên sườn phía sau, gây cho địch tổn thất nặng nề. Do trận đánh diễn biến rất nhanh, Đại đội 28 lên chi viện không kịp, cán bộ chiến sĩ Đại đội 23 dũng mãnh tung hoành trong đội hình phòng ngự của địch. Sau 10 phút chiến đấu ác liệt, Đại đội 23 đã tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn Cọp đen của địch.

Nhà truyền thống tại Khu di tích lịch sử văn hóa Chiến thắng Ông Hào

 

Chiến thắng tại kinh Ông Hào là trận tập kích lớn đầu tiên, khẳng định lực lượng vũ trang Cần Thơ trưởng thành vượt bậc, có khả năng phá vỡ các cuộc hành quân càn quét quy mô lớn của địch tại Vùng IV chiến thuật. Chiến thắng tại kinh Ông Hào là một minh chứng cho sự quyết tâm của Tiểu đoàn Tây Đô nói riêng, các lực lượng vũ trang huyện Phong Điền nói chung: “Ra đi là chiến thắng – Đánh là tiêu diệt”, xứng đáng với niềm tin của Đảng và Nhân dân. Đề rồi từ đó chúng ta có những móc son lịch sử như cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/4 năm 1975.

Với ý nghĩa của trận đánh lịch sử đó, ngày 25/9/1998, Ủy ban nhân dân Tỉnh Cần Thơ đã xếp hạng di tích “ Chiến thắng Ông Hào” là di tích Lịch sử-Văn hóa cấp thành phố. Khu di tích lịch sử “Chiến thắng Ông Hào” được xây trên diện tích hơn 2,5 ha với kinh phí hơn 31 tỷ đồng được khánh thành và đưa vào sử dụng tháng 12 năm 2012, để ghi nhớ chiến công oanh liệt của quân và dân Cần Thơ nói chung, Phong Điền nói riêng trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

 

Lãnh đạo huyện thường xuyên tổ chức đoàn viếng di tích nhân các dịp lễ, tết.

Hiện nay, Khu Di tích không chỉ là nơi ghi dấu chiến công oai hùng của quân và dân Cần Thơ trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa, là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ lòng yêu quê hương đất nước, địa điểm tham quan du lịch của du khách. Đặc biệt, hàng năm vào ngày 8 tháng 6, nhân kỷ niệm Chiến thắng Ông Hào, địa phương tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tại Di tích./.

TTL

Các tin khác

  • Khu Di tích lịch sử văn hóa mộ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị (27/08/2024)
  • Di tích Địa điểm khảo cổ học Nhơn Thành (26/07/2024)
  • Khu Di tích lịch sử Giàn Gừa (26/07/2024)
  • Giàn gừa khổng lồ (14/09/2021)
  • Bưng Đá Nổi - Lưng Cột Cầu (14/09/2021)
  • Trang đầu 1 Trang cuối