Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Báo cáo - thống kê; baocaothongke

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin điều hành;thongtindieuhanh

Display portlet menu
end portlet menu bar

Khiếu nại tố cáo;khieunaitocao

Display portlet menu
end portlet menu bar
Xây dựng nông thôn mới

Dấu ấn nông thôn mới Phong Điền

17/05/2016 11:30
Màu chữ Cỡ chữ

Tháng 5 mùa trái chín, đường làng sáng rực cờ, hoa. Trong những ngày này Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phong Điền náo nức vui mừng đón nhận danh hiệu là huyện NTM đầu tiên của TP Cần Thơ.

Huyện NTM Phong Điền ngày nay

 

5 năm chuyển mình Ngày 17/5, huyện Phong Điền long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Phong Điền đạt chuẩn huyện NTM năm 2015, công bố quyết định công nhận NTM và khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ.

Sau 5 năm (2011-2016) Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phong Điền chung tay góp sức xây dựng NTM, đến nay toàn huyện có 5/6 xã (đạt tỷ lệ 83,3%) đã được UBND TP Cần Thơ công nhận đạt chuẩn NTM. Từ một huyện ngoại thành còn nghèo, cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ, kinh kế nông hộ chủ yếu trông vào SX nông nghiệp, song bằng những nỗ lực phấn đấu, đồng lòng của cán bộ chính quyền địa phương và người dân đã tạo nên bước ngoặt đổi thay.

Dấu ấn những thành tựu nổi bật của huyện NTM hôm nay là phát triển các vùng chuyên canh cây ăn trái có định hướng với 8 loại cây ăn trái chủ lực, có thị trường tiêu thụ tốt như: Vú sữa, dâu Hạ Châu, sầu riêng, nhãn ido, chanh không hạt, cam mật, măng cụt, bưởi da xanh.

Đến nay Phong Điền hình thành nhiều vùng chuyên canh SX tập trung như vườn vú sữa 300ha ở Giai Xuân, dâu Hạ Châu 350ha ở xã Nhơn Ái, nhãn 300ha ở hai xã Trường Long, Nhơn Nghĩa; vùng trồng hoa kiểng Tân Thới với hơn 200.000 chậu/năm), cánh đồng lớn trên 300 ha SX lúa chất lượng cao ở xã Trường Long, vùng trồng rau màu trên 140 ha...

Từ năm đầu bắt tay xây dựng NTM, Phong Điền đã từng bước chọn lựa cách thức đầu tư hạ tầng nông thôn, chú trọng xây dựng giao thông nông thôn và thủy lợi đồng bộ đã tạo điều kiện để nông dân áp dụng nhiều mô hình SX phù hợp. Chuyển dịch cơ cấu SX trên những vùng đất trồng lúa hiệu quả kém sang cây trồng khác như rau màu, hoa kiểng, chăn nuôi động vật hoang dã, nuôi thủy sản gắn với du lịch nhà vườn, du lịch sinh thái… Từ đó chuyển dịch lao động nông thôn; khôi phục các làng nghề làm bánh truyền thống, chế biến nông sản, tạo việc làm tăng thu nhập cho nông dân.

Đến năm 2015 thu nhập bình quân của huyện Phong Điền đã đạt 34,7 triệu đồng/người/năm, tăng 14,2 triệu đồng so với năm 2011. Trong đó khu vực nông thôn đạt 33,6 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,36% (năm 2011 là 6,02%).

 

CÁCH LÀM MỚI

 

“Hôm nay làng xóm đổi mới không ngờ, khác trước nhiều lắm…”. Chúng tôi gặp nhiều bà con vui vẻ, tươi cười nói như vậy. Cách nay chỉ mấy năm thôi, các xã Trường Long, Tân Thới, Giai Xuân hay xã Nhơn Nghĩa cách trở đò giang nằm bên kia sông Cần Thơ… đời sống vật chất, điều kiện sinh hoạt điện nước chập chờn, thiếu thốn, khó sánh bằng với dân cư đô thị. Nhà vườn mỗi khi chở hàng rau quả ra chợ bán thật gian nan. Nhưng ngày nay khoảng cách từ miền quê ngoại thành đi tới các chợ lớn nhỏ hay về trung tâm thành phố Cần Thơ đã có đường sá, cầu cống, xe cộ lưu thông thuận lợi, dễ dàng. Ông Trần Thái Nghiêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phong Điền, nhớ lại: Tuy Phong Điền nằm bên sông Cần Thơ và kênh rạch tỏa khắp ruộng vườn, nhưng từ năm 2011 đến năm 2012 “tiêu chí” về nước sạch nông thôn hợp vệ sinh vẫn là nỗi bức bách nhất, chỉ đạt 30%. Vậy mà đến cuối năm 2015 đã tăng lên 74% và trong năm nay dự kiến tăng lên 80%.

Chuyện khó nhất là xây dựng giao thông nông thôn và thủy lợi. Năm 2011 kinh phí từ nguồn vốn nhà nước có hạn, trong khi đê bao bảo vệ ruộng lúa, vườn cây ăn trái chưa khép kín. Hơn nữa muốn làm đường nông thôn phải giải khúc mắc chuyện xây cầu nhỏ qua mương ranh (mương nhỏ lấy nước từ kênh rạch vào vườn ruộng giữa hai hộ nhà vườn liền kề) chi phí khoảng 15 triệu đồng/cầu. Đã vậy, họa thiên tai cuối năm 2011 nước lũ tràn về làm ngập 4.000 ha vườn cây ăn trái bị thiệt hại.

Chị Trương Kim Khuyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền kể: Tình hình SX gặp rủi ro như vậy nên chị đề xuất và UBND huyện chấp thuận cho thi công tuyến đê bao khép kín và giải bài toán mương ranh với chi phí thấp, khoảng 8 triệu đồng/cống. Kết quả đến cuối năm 2015 huyện Phong Điền đã xây xong 850 cống, hoàn thành khép kín đảm bảo 5.000 ha vườn cây ăn trái an toàn; đồng thời giao thông nông thôn lưu thông liền tuyến từ ấp đến xã và ra chợ huyện.

Ông Nghiêm cho rằng: Xây dựng xã NTM trong tình hình khó khăn tìm nguồn vốn đầu tư thủy lợi phải nhờ ngành nông nghiệp địa phương đóng vai trò chủ công, với phương châm vận động người dân, phân tích cách làm cho người dân thấy lợi ích thiết thực. Tính toán mức dự trù kinh phí suất đầu tư thủy lợi 10 - 12 triệu đ/ha. Một công trình 100ha là hơn 1 tỷ đồng, tiểu vùng 250 - 500ha từ 2,5 tỷ đồng đến hơn 5 tỷ đồng... nhưng bù lại chủ động nguồn nước tưới, ngăn lũ và triều cường. Muốn làm được phải vận động dân hiến đất, góp công; công trình nhỏ gần 1.000 cống đập do dân đóng góp công sức làm. Với cách làm này, tính đến nay tổng kinh phí đầu tư thủy lợi hơn 37 tỷ đồng.

Dâu Hạ Châu, trái ngon đặc sản của huyện NTM Phong Điền

 

Tương tự, giao thông nông thôn cũng làm theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, xã hội hóa bằng cách huyện xuất ngân sách hỗ trợ “vốn mồi” mua cho mỗi xã 100 bao xi măng. Còn người dân hiến đất, góp công, bơm cát làm nền (mặt bằng) đường; chính quyền xã vận động mạnh thường quân là các đơn vị thi công thuê công nhân địa phương…

 

VỀ ĐÍCH

 

Ngày nay huyện Phong Điền có hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư ngày càng đồng bộ. Đường giao thông liên ấp đến xã trước đây rộng 2m nay đã mở rộng 3,5 - 4m đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa nông sản. Về làng, chợ nông thôn nâng cấp khang trang, mỗi xã có nhà văn hóa và trên 75/79 nhà thông tin ấp; 33/43 trường đạt chuẩn quốc gia. Trước năm 2011 có tới 90% diện tích đất vườn ruộng bị ngập thì đến nay các công trình thủy lợi đê bao đảm bảo 95% SX nông nghiệp an toàn trong mùa mưa, lũ. Theo Phòng NN-PTNT Phong Điền, đoàn công tác Trung ương kiểm tra thực tế quá trình xây dựng NTM đánh giá chung phong trào xây dựng NTM của huyện Phong Điền nằm trong top 5 toàn quốc; về cảnh quan môi trường đạt trong top 3. Hiện nay chỉ còn xã Nhơn Nghĩa đang gặp khó về vốn đầu tư để hoàn thành tiêu chí nước sạch, giao thông nông thôn ở khu vực Ba láng, Vàm Xáng. Chính quyền xã và người dân đang khẩn trương hoàn thành trong tháng 6/2016.

Năm 2015 huyện Phong Điền huy động và đầu tư các công trình với kinh phí hơn 301 tỷ đồng. Trong đó nguồn ngân sách hơn 225 tỷ đồng, xã hội hóa trên 21 tỷ đồng, dân đóng góp hơn 53 tỷ đồng (bao gồm tiền mặt và giá trị qui ra từ hiến đất, hoa màu, ngày công lao động).

 

HỮU ĐỨC Nguồn "nongnghiep.vn"

Các tin khác

  • Nâng tầm thương hiệu và sức cạnh tranh cho Sầu Riêng Tân Thới (03/12/2021)
  • “Điểm son” nông thôn mới của đất Tây Đô (17/05/2016)
  • Nhơn Nghĩa quyết tâm hoàn thành xã nông thôn mới trong 6 tháng đầu năm 2016 (29/04/2016)
  • Phong Điền tiến đến huyện nông thôn mới! (29/04/2016)
  • Phong Điền sẵn sàng “cán đích” huyện nông thôn mới (29/04/2016)
  • Hội Nông dân tích cực xây dựng Nông thôn mới (05/12/2012)
  • Phát huy sức dân trong xây dựng Nông thôn mới (07/11/2012)
  • Lãnh đạo thành phố kiểm tra nông thôn mới Mỹ Khánh (18/06/2012)
  • Đưa nước sạch về nông thôn (18/06/2012)
  • Trang đầu 1 Trang cuối