- Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo luật mới từ 01/7/2025
- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi
- Phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình và các chính sách pháp luật có liên quan đến người lao động”
- Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm năm 2025 cho đàn gia cầm trên địa bàn huyện
- Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2024
- Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh tháng 10, 10 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 02 tháng cuối năm 2024
- Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh tháng 9, 9 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 03 tháng cuối năm 2024
Di tích
Di tích Lịch sử “Địa điểm Đế quốc Mỹ thảm sát đồng bào vô tội tại Cầu Nhiếm năm 1966”
Di tích tọa lạc tại ấp Trường Đông A, xã Tân Thới, huyện Phong Điền.
Các tài liệu và nhân chứng lịch sử ghi nhận: Lúc 05 giờ chiều, ngày 09 tháng 8 năm 1966 (nhằm ngày 23 tháng 6 năm Bính Ngọ), 02 máy bay của giặc Mỹ đã trút nhiều loạt bom, thảm sát hơn 200 đồng bào vô tội, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em. Tại địa điểm này, Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền đã cho dựng bia căm thù và phù điêu để ghi nhớ sự kiện thảm khốc này.
Ngày 04/10/2019, Bia căm thù tại xã Tân Thới được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 2374/QĐ-UBND xếp hạng Di tích Lịch sử cấp thành phố với tên: “Địa điểm Đế quốc Mỹ thảm sát đồng bào vô tội tại Cầu Nhiếm năm 1966”. Di tích tọa lạc tại ấp Trường Đông A, xã Tân Thới, huyện Phong Điền.


Ảnh: Bia căm thù tại xã Tân Thới


Ảnh: Lãnh đạo thành phố Cần Thơ trao quyết định công nhận Di tích lịch sử cấp thành phố “Địa điểm đế quốc Mỹ thảm sát đồng bào vô tội tại Cầu Nhiếm năm 1966”.
Một trong những tội ác mà kẻ thù đã gây ra cho nhân dân xã Tân Thới thì phải kể đến trận đánh hai máy bay của Mỹ F105 rải Bom bi thảm sát đồng bào vô tội trên tuyến sông Cầu Nhiếm vào lúc 16 giờ chiều ngày 09 tháng 8 năm 1966 (ngày 23 tháng 6 năm Bính Ngọ), trận thảm sát đã làm chết và bị thương trên 200 người dân vô tội, phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em.
Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, năm 1989 nhân dân đề nghị Nhà nước xây dựng Bia Căm Thù tại Vàm Ông Nghĩa thuộc ấp Trường Trung A để đời đời con cháu các thế hệ ghi nhớ và căm thù giặc Mỹ đã thảm xác đồng bào vô tội tại nơi đây, biến đau thương thành sức mạnh quyết tâm bảo vệ quê hương và xây dựng cuộc sống mới ngày càng giàu đẹp hơn.
Hồi tưởng lại trận thảm xác đó, chúng ta không khỏi xúc động. Hôm đó, khoảng 04 giờ chiều, ngày 23 tháng 6 năm Bính Ngọ, tức ngày 09 tháng 8 năm 1966, nhân dân nơi đây đang sống yên bình, bổng nghe có tiếng máy bay trinh sát (Đầm già L19) của Mỹ xuất hiện trên bầu trời và phóng pháo chỉ điểm mục tiêu oanh tạc gần vàm kinh Cây Dầu. Hoảng hốt bà con ta phần đông là người già, phụ nữ và trẻ em nhanh chóng dọn quần áo xuống ghe, dồn cả gia đình di tản ra hướng chợ Cầu Nhiếm, cách đó khoảng 3km để tránh pháo. Quang cảnh lúc đó thật tấp nập, hàng trăm ghe lớn nhỏ lớp chạy máy đuôi tôm, lớp chèo tất bậc chạy ra vùng “Quốc gia”. Bất ngờ bà con nghe tiếng rầm rì trên bầu trời trong xanh. Đó là tiếng của hai chiếc máy bay phản lực F105 của Mỹ xuất hiện từ chợ Cầu Nhiếm lù lù lao tới và hai đợt Bom bi được rải xuống chạy dài từ Cầu Nhiếm đến vàm Cây Dầu. Dọc theo dòng sông Cầu Nhiếm những chùm Bom bi được rải xuống những chiếc ghe xuồng đang chèo bơi hối hả và những gương mặt người già phụ nữ và trẻ thơ, bàng hoàng ngơ ngát trước những tiếng nổ ầm ầm và lẫn những tiếng kêu khóc hãi hùn của người bị giết hại. Những chiếc ghe xuồng bị lật úp trôi lênh đênh trên sông. Hai bên bờ sông những cây dừa, cây cau bị đạn ngã, nằm ngổn ngang. Những người dân hiền lành, lương thiện phải chịu máu chảy, thịt rơi. Ghe và xác người trôi tấp vào các đóng đáy, buộc phải cắt lưới vớt xác đem lên chôn cất. Xúc động trước những tội ác mà giặc Mỹ gây ra đã khiến cho nhân dân Tân Thới càng nâng cao lòng căm thù và càng yêu quê hương đất nước. Trên 200 người, đa số là người già, phụ nữ và trẻ em đã chết và bị thương, những người bị thương lập tức chở ra bệnh viện Cần Thơ cứu chữa, có người chết ngày hôm sau, số xác vớt được gần chợ bà con chở đến chợ Cầu Nhiếm lên nhà lồng để nằm đắp chiếu và đốt đèn leo lét khóc than, kẻ thù đã nhẫn tâm giết hại đồng bào vô tội. Bọn tề xã cũng tỏ thái độ căm hờn và đổ tội ác này do Mỹ gây ra. Có gia đình bồng bế xuống ghe di tản, yên tâm chưa được bao lâu thì bị Bom bi của Mỹ nổ chìm xuống, dòng nước cướp đi những người thân nhất của mình như: Gia đình Ông Nguyễn Văn Lộc (Hai Lầu) chết vội cùng hai đứa con còn nhỏ trên chiếc ghe bị chìm, con trai lớn bị thương nặng….. Còn nhiều gia đình khác như vợ chồng ông Tâm, ông Ba Thé….. đều đã vĩnh viễn ra đi để lại hai đứa con nhỏ dại cho bà con đùm bọc nuôi dưỡng.
Được biết động cơ Mỹ, Ngụy rải bom thảm xác lần này là tập trung vào đồng bào vô tội và có chủ mưu từ trước.
Một là, dồn dân ra khỏi vùng giải phóng, cắt đi sự quan hệ của nhân dân yêu nước, các chiến sĩ hoạt động cách mạng. Bọn chúng đã nhiều lần kêu gọi dồn cư nhưng bà con ta vẫn bám trụ, bám đất, bám vườn và nuôi chứa cách mạng của ta.
Hai là, bọn chúng trả thù riêng vì trước đó khoảng 10 ngày, tên trung tá Mỹ Rờ Nol lái chiếc L19 trinh sát đã bị du kích ấp trường Đông bắn rơi máy bay trong rạch Cây Dầu. Tên Rờ Nol bị chết, những chiếc máy bay khác đến chở lấy xác đem về. Sau đó 10 ngày, tức là ngày 23 tháng 6 năm Bính Ngọ 1966, em ruột của Rờ Nol là trung úy lái chiếc 105 đến rải Bom bi. Thay vì bom sẽ rải xuống ngay điểm là Cây Dầu, tên này thấy bà con ta đang tập trung chạy ra vàm Ông Nghĩa rất đông nên đã rải bom từ vàm Ông Nghĩa trở vào nhằm gây thương vong cao nhất cho nhân dân.
Điểm mỵ dân của kẻ thù là khi bà con ta bị thương phải chở ra Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ chữa trị, khi tàu đò đến bến Ninh Kiều (Cần Thơ) đã có hàng chục chiếc xe lôi và xe hồng thập tự cùng một số người Mỹ trực sẵn để khiên bệnh nhân lên xe chạy đến bệnh viện. Đây rõ là chúng có dự mưu từ trước dùng chính sách mỵ dân thâm độc để vừa đánh, vừa xoa vết thương không chỉ vết thương thể xác mà còn xoa luôn vết thương lòng.
Nhưng tội các của kẻ thù vẫn còn nguyên đó, nhân dân Tân Thới hiểu được âm mưu thâm độc đó và càng căm thù giặc Mỹ xâm lược hơn, nhiều chiến sĩ giải phóng quân, con em của những đồng bào bị thảm xác đã chiến đấu với quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, chiến đấu với tinh thần “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” và đã lập nhiều chiến công vang dội, tạo móc son chói lọi trong chiến đấu giải phóng đất nước. Đặc biệt xã Tân Thới được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý - Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân vào năm 1996.
Ngày nay, trên Bia Căm Thù tại vàm Ông Nghĩa đã tạc một hình ảnh trái Bom bi rơi xuống và bức tranh vẽ tái hiện lại trận thảm xác hôm đó với những dòng chữ ngậm ngùi khó quên khi đến viếng khu di tích này.
“Xuồng ghe tan nát
Người chết chất chồng
Máu nhuộm đỏ sông
Tiếng kêu bi thảm
Sông nước, cỏ cây, người người rất hận
Nước sông này ngàn năm vẫn chảy
Tội ác này mãi mãi không phai”.

Ảnh: Di tích lịch sử cấp thành phố “Địa điểm đế quốc Mỹ thảm sát đồng bào vô tội tại Cầu Nhiếm năm 1966” đã được nâng cấp

Ảnh: Bia tưởng niệm tại Di tích lịch sử cấp thành phố “Địa điểm đế quốc Mỹ thảm sát đồng bào vô tội tại Cầu Nhiếm năm 1966” đã được nâng cấp

Ảnh: Ông Trần Lê Bình (giữa, bên trái qua), Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Phong Điền đến viếng và thắp hương tại Bia tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ xã Tân Thới.


Ảnh: Cán bộ và Nhân dân tại xã Tân Thới viếng di tích vào dịp lễ, tết
Khi xem những tranh ảnh, tư liệu quý giá này, những người con của quê hương đất nước, ai trong chúng ta cũng quặn đau với nỗi đau dân tộc, phẫn nộ trước những tội ác mà quân đội Mỹ đã gây ra đối với đồng bào ta, tự hào mình là người con Việt Nam anh dũng, kiên cường và hơn cả là biết ơn những hy sinh to lớn của cha ông ta để giành độc lập dân tộc, để có một Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay.
TTL
Các tin khác
- Khu Di tích lịch sử văn hóa chiến thắng Ông Hào (27/08/2024)
- Khu Di tích lịch sử văn hóa mộ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị (27/08/2024)
- Di tích Địa điểm khảo cổ học Nhơn Thành (26/07/2024)
- Khu Di tích lịch sử Giàn Gừa (26/07/2024)
- Giàn gừa khổng lồ (14/09/2021)
- Bưng Đá Nổi - Lưng Cột Cầu (14/09/2021)
Trang đầu 1 Trang cuối