Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Báo cáo - thống kê; baocaothongke

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin điều hành;thongtindieuhanh

Display portlet menu
end portlet menu bar

Khiếu nại tố cáo;khieunaitocao

Display portlet menu
end portlet menu bar
Di tích

Khu di tích lịch sử Lộ Vòng Cung

13/05/2025 03:44
Màu chữ Cỡ chữ

Khu di tích lịch sử Lộ Vòng Cung tọa lạc tại ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. 

Khu di tích lịch sử Lộ Vòng Cung tọa lạc tại ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Đây là công trình ghi lại chiến công oai hùng của quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược.

 

Ảnh: Phối cảnh Di tích lịch sử Lộ Vòng Cung

Ảnh: Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu chỉ đạo công tác triển khai Dự án bảo tồn Di tích lịch sử Lộ Vòng Cung.

Lịch sử trên tuyến lộ Vòng Cung

Trong giai đoạn chống giặc Pháp, lộ Vòng Cung, sông Cần Thơ cặp theo lộ, các làng xã ven lộ đã là nơi ngăn chặn giặc Pháp đóng đồn bót hoặc hành quân càn quét. Nhân dân đốn cây ngăn lộ, làm cản ngăn tàu giặc và khi chúng đóng đồn thì bao vây triệt hạ (đồn Phong Điền năm 1947, cứ điểm Bảy Ngàn năm 1952, đồn Cây Me 1953, đồn Giai Xuân 1954...) hoặc chặn đánh xe tàu chở lúa gạo của Pháp. Vùng đất Phong Điền trong thời kỳ Pháp thuộc, giặc Pháp chỉ kiểm soát nơi thị tứ còn vùng nông thôn rộng lớn vẫn thuộc chính quyền cách mạng. Riêng trong những năm 1947 - 1948, ta làm chủ hoàn toàn vùng này, đã xây dựng kinh tế, đời sống văn hóa ở đây phát triển toàn diện, lập cửa khẩu xuất nhập thị để kiểm soát việc buôn bán qua lại việc trao đổi hàng hóa giữa vùng giải phóng và vùng địch tạm chiếm. Các chợ như Phong Điền, Vàm Xáng... lúc ấy nhộn nhịp đông vui, chợ nổi trên sông phát triển rất sôi động.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại không được bao lâu, vùng đất Phong Điền - lộ Vòng Cung lại trải qua gần 30 năm chiến tranh khóc liệt. Đây cũng là thời kỳ thử thách ý chí và lòng dũng cảm của quân dân Phong Điền. Giặc pháp thua phải rút về nước, quân Mỹ lại nhảy vào. Chúng dựng chính quyền bù nhìn, lật lọng không thi hành Hiệp định Genève để hòng chiếm đóng Miền Nam lâu dài. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân Phong Điền đã đoàn kết quyết tâm bẻ gãy các hình thức chiến lược của chúng trên vùng đất quê hương. Mỹ - Ngụy đã huy động hàng sư đoàn quân tinh nhuệ với các phương tiện chiến đấu hiện đại như tàu chiến, xe thiết giáp, máy bay các loại kể cả B52. Ngoài bom, pháo chúng còn sử dụng cả súng phun lửa, chất độc hóa học và Mỹ - Ngụy còn tung lực lượng chiến tranh tâm lý xâm nhập vào xóm làng tuyên truyền hù dọa, mua chuộc chia rẽ dân với Đảng. Không hề nao núng, run sợ trước kẻ thù thâm độc, quân dân Phong Điền nêu cao ý chí quyết tâm chiến đấu đến cùng, chấp nhận mọi mất mát, hy sinh. Chính giai đoạn này, Lộ Vòng Cung được cả Miền Tây biết đến và trở thành biểu tượng của ý chí kiên cường và lòng dũng cảm phi thường của một vùng đất với những con người tuy chất phác nhưng rất anh hùng.

Từ năm 1954 đến năm 1967, quân dân Vòng Cung - Phong Điền kiên cường đấu tranh về chính trị lẫn quân sự, từng bước góp phần làm phá sản các hình thức chiến tranh do Mỹ - Ngụy nặn ra, đối đầu với hàng trăm cuộc càn quét, diệt nhiều đồn bót, có những đồn bị ta diệt nhiều lần như Bảy Ngàn, Vàm Xáng... nhiều tên ác ôn phải đền tội ác, trong đó, có những tên là quận trưởng, tiểu đoàn trưởng và một số tên cố vấn Mỹ.

Chiến sự diễn ra ở vùng Vòng Cung - Phong Điền trong thời kỳ này là vô cùng ác liệt, nhất là trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, tại Cần Thơ đã gây cho Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn bất ngờ, hoang mang và bị thiệt hại nặng, chỉ trong 3 đợt tổng tiến công và nổi dậy lực lượng chủ lực Quân khu 9, bộ đội địa phương tỉnh Cần Thơ, lực lượng dân quân du kích các xã Lộ Vòng Cung đã diệt trên 2.000 quân địch, đánh và làm tiêu hao, tiêu diệt trên 10 tiểu đoàn, làm bị thương trên 1.140 quân địch, ta phá hủy 180 máy bay, bắn cháy 18 xe M113 và 100 xe quân sự khác, bắn chìm 12 tàu, đánh sập 4 cầu sắt, làm đứt nhiều đoạn giao thông quan trọng. Thắng lợi của quân và dân tỉnh Cần Thơ đã góp phần cùng quân và dân miền Nam tạo ra bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; làm thất bại hoàn toàn chiến lược Chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tháng 4 năm 1975. Đã có hàng ngàn tên địch bị tiêu diệt, nhiều máy bay, tàu chiến, xe thiết giáp của Mỹ - ngụy đã bị ta bắn hỏng, hàng ngàn vũ khí lớn nhỏ của giặc bị tà tịch thu. Tuy nhiên, quân dân vùng này cũng chịu nhiều tổn thất to lớn: hàng ngàn chiến sĩ và đồng bào đã anh dũng hy sinh; có gia đình bị bom đạn pháo của giặc giết hại cả nhà, nhà cửa, xuồng ghe, ruộng vườn bị bắn phá tan nát [1]. Tính chất ác liệt của chiến trường Vòng Cung đã được nhà thơ Lâm Thao khắc họa qua 2 câu thơ:

“Vòng Cung đi dễ khó về

Đạn chen đầu đạn, bom kề hố bom”

 

Khu di tích lịch sử cấp quốc gia “Địa điểm chuyển quân, trạm quân y tiền phương và nơi cất giấu vũ khí thuộc Lộ Vòng Cung Cần Thơ trong kháng chiến chống Mỹ” (gọi tắt là Khu di tích lịch sử Lộ Vòng Cung)

Lộ Vòng Cung dài gần 30 km, nối Quốc lộ 1A từ cầu Cái Răng vào huyện Phong Ðiền, phần lớn qua các xã: Mỹ Khánh, Nhơn Ái, Tân Thới, Giai Xuân và kết thúc tại lộ tẻ Ba Se (phường Phước Thới, quận Ô Môn). Đây là đường giao thông thuận lợi có vị trí chiến lược quan trọng nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của trung tâm thành phố Cần Thơ.

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Lộ Vòng Cung là địa điểm chuyển quân (ấp Mỹ Nhơn); Trạm Quân y Tiền phương (ấp Mỹ Long); Nơi cất giấu vũ khí (ấp Mỹ Thuận) của lực lượng cách mạng. Tại đây, ta đã tổ chức vận chuyển lương thực, vũ khí, nhu yếu phẩm nuôi chứa cán bộ cách mạng, các đơn vị bộ đội và là nơi tập kết của các lực lượng cách mạng.

Với ý nghĩa lịch sử của Lộ Vòng Cung, ngày 07 tháng 02 năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 677/QĐ-BVHTTDL xếp hạng Địa điểm chuyển quân, Trạm Quân y Tiền phương và nơi cất giấu vũ khí thuộc Lộ Vòng Cung Cần Thơ trong kháng chiến chống Mỹ là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp Quốc gia Lộ Vòng Cung, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ quyết định phê duyệt dự án đầu tư và xây dựng công trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử Lộ Vòng Cung Cần Thơ, tọa lạc tại ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, giai đoạn 1, bao gồm các hạng mục: Khu tưởng niệm, cổng, bia di tích, sân, đường nội bộ cây xanh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật… với tổng mức đầu tư trên 99 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.

Mục tiêu chính của dự án là tái hiện lịch sử khách quan, hào hùng của quân dân Cần Thơ qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cứu nước, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đây cũng là nơi để các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ ghi nhớ công ơn của cha anh, đồng bào đã mất mát, hy sinh vì Tổ quốc.

Ảnh:  Ông Lê Hùng Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia “Địa điểm chuyển quân, trạm quân y tiền phương và nơi cất giấu vũ khí thuộc Lộ Vòng Cung Cần Thơ trong kháng chiến chống Mỹ” cho lãnh đạo huyện Phong Điền

Với giai đoạn 2 của dự án, thành phố hỗ trợ 101 tỷ đồng để huyện Phong Điền thực hiện dự án tại Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 26/4/2024 và được UBND thành phố bố trí vốn chuẩn bị đầu tư tại Quyết định số 1082/QĐ-UBND ngày 15/5/2024. Đây là dự án lớn nhất đang triển khai tại 5 huyện Phong Điền, là công trình trọng điểm của thành phố chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/42025).

Năm 2025, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức viếng và họp mặt tại Khu di tích lịch sử Lộ Vòng Cung vào ngày 29 tháng 4 năm 2025.

   

Ảnh: Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức viếng và họp mặt tại Khu di tích lịch sử Lộ Vòng Cung nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)

Dự kiến có 500 đại biểu được mời tham dự nhằm ôn lại truyền thống anh dũng, quật cường, mưu trí, sáng tạo và ý chí quyết tâm gìn giữ quê hương Vòng Cung anh hùng của Quân và Dân Phong Điền, góp phần bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất đất nước của dân tộc; qua đó, tôn vinh, tri ân những đóng góp, cống hiến to lớn của các tầng lớp Nhân dân, góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước./.

 

 

TTL

Các tin khác

  • Di tích Lịch sử “Địa điểm Đế quốc Mỹ thảm sát đồng bào vô tội tại Cầu Nhiếm năm 1966” (14/03/2025)
  • Khu Di tích lịch sử văn hóa chiến thắng Ông Hào (27/08/2024)
  • Khu Di tích lịch sử văn hóa mộ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị (27/08/2024)
  • Di tích Địa điểm khảo cổ học Nhơn Thành (26/07/2024)
  • Khu Di tích lịch sử Giàn Gừa (26/07/2024)
  • Giàn gừa khổng lồ (14/09/2021)
  • Bưng Đá Nổi - Lưng Cột Cầu (14/09/2021)
  • Trang đầu 1 Trang cuối