Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Báo cáo - thống kê; baocaothongke

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin điều hành;thongtindieuhanh

Display portlet menu
end portlet menu bar

Khiếu nại tố cáo;khieunaitocao

Display portlet menu
end portlet menu bar
Tiềm năng phát triển

Khai thác tiềm năng và bài học kinh nghiệm

14/07/2021 03:11
Màu chữ Cỡ chữ

Khai thác tiềm năng đất đai
 

Với 84,6% diện tích đất tự nhiên là đất vườn và ruộng, phát triển nông nghiệp chất lượng cao luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của huyện Phong Điền. Huyện đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bằng cách tăng cường những cây, con có giá trị kinh tế cao; phát triển các mô hình luân canh hiệu quả như 2 lúa - 1 màu, lúa - cá. Nhờ đó, đến nay, toàn huyện có hơn 320 ha đất nông nghiệp cho thu nhập từ 50 triệu đồng/ha trở lên. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản cũng ngày càng tăng, đạt trên 280 ha, chủ yếu nuôi trồng các loài cá sặc rằn, rô phi, trê vàng lai, lươn, ba ba và tôm càng xanh. Năm 2005, huyện đã hợp đồng với Công ty Mekong để tiêu thụ lúa chất lượng cao, cá da trơn (cá trê vàng lai) và bắp (ngô) lai cho nông dân. Đây là thành công bước đầu của huyện trong việc tìm đầu ra cho nông sản, đồng thời phát triển kinh tế hợp tác, liên kết giữa hộ dân với nhà khoa học và doanh nghiệp.

Đặc biệt, do có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, những vườn cây ăn quả của Phong Điền luôn sum suê tươi tốt. Người nông dân Phong Điền không chỉ có nhiều kinh nghiệm quý báu trong trồng trọt mà còn rất năng động tìm tòi, học hỏi lẫn nhau nhằm chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng. Phát huy lợi thế này, trong thời gian qua, huyện Phong Điền đã chú trọng khôi phục, phát triển kinh tế vườn thông qua việc vận động nông dân trồng các loại cây ăn quả phù hợp; tổ chức nhiều lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho bà con để cải tạo các vườn cây ăn quả bị suy thoái. Hiện nay, toàn huyện có hơn 6 nghìn ha vườn cây ăn quả (chiếm khoảng 50% diện tích tự nhiên của huyện), trong đó hơn 80% diện tích đang cho quả, mang lại nguồn thu không nhỏ cho nhiều nông dân (thậm chí có hộ thu nhập 20 - 30 triệu đồng mỗi vụ trồng chanh).
 
Ngoài các cây ăn quả chính là cam, sầu riêng, chanh, vú sữa, Phong Điền còn nổi tiếng với sản phẩm cam mật và dâu Hạ Châu. Trong đó, đặc sản cam mật đang có xu hướng được tái đầu tư, khôi phục với diện tích hơn 2.000 ha.
 

Từ năm 2005, trong quy hoạch phát triển kinh tế, Phong Điền được phân lập thành 02 vùng. Vùng 1 gồm các xã dọc theo lộ Vòng Cung (Mỹ Khánh, Nhơn ái, Tân Thới, Giai Xuân) tập trung phát triển vườn cây ăn quả gắn với du lịch sinh thái. Vùng 2 (Trường Long và Nhơn Nghĩa) là vùng chủ yếu chuyên canh màu (đậu, cải, dưa), phần còn lại xen trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản và trồng lúa chất lượng cao. Trong đó, dự án quy hoạch tiểu vùng màu khép kín 500 ha (xã Nhơn Nghĩa) và dự án vùng thuỷ sản (xã Trường Long) đã được khởi công xây dựng.

Phát triển du lịch - thương mại
 
Với di tích lịch sử Vòng Cung, Chiến thắng Ông Hào, mộ cụ Phan Văn Trị cùng những vườn cây ăn quả bạt ngàn, Phong Điền có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch sinh thái miệt vườn và văn hoá truyền thống. Do đó, huyện chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành du lịch, lấy du lịch làm tiền đề cho phát triển thương mại - dịch vụ với phương châm "nhà nhà làm du lịch".
 
Vì thế, bên cạnh việc tăng cường cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích các nhà đầu tư khai thác du lịch sinh thái, huyện sẽ đẩy nhanh việc xây dựng các chợ đầu mối như Vàm Xáng, Trường Long, Mỹ Khánh, Trung tâm thương mại 25 ha ở xã Nhơn ái, tạo điều kiện cho thương mại - dịch vụ phát triển nhanh hơn. Huyện cũng đang chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành xây dựng các đề án (gồm đề án phát triển đô thị gắn với du lịch sinh thái, đề án khôi phục vườn cây ăn quả, đề án phát triển vùng chuyên canh màu) làm cơ sở để hoạch định các kế hoạch phát triển kinh tế bền vững"
 

Với sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo thành phố và sự trợ giúp của các cấp, bộ, ngành Trung ương và địa phương, bức tranh kinh tế - xã hội của Phong Điền sẽ ngày thêm khởi sắc.

Bài học kinh nghiệm
 
- Ngay từ khi thành lập, Đảng bộ huyện Phong Điền đã đề ra những định hướng thích hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đưa ra những quyết sách chính trị và chủ trương phát triển kinh tế phù hợp với "ý Đảng lòng dân", được nhân dân đồng tình hưởng ứng.
 
- Sự đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ, biết phát huy sức mạnh tổng hợp; từng đồng chí từ lãnh đạo đến cán bộ, nhân viên tự giác, hăng say và nhiệt tình với công việc, không ngừng nâng cao trình độ quản lý, điều hành và khả năng thực thi nhiệm vụ.
 

- Phát huy dân chủ, cán bộ lãnh đạo thường xuyên đi cơ sở để lắng nghe ý kiến của nhân dân và các cán bộ lão thành cách mạng (Bí thư, Chủ tịch huyện và các đồng chí Thường vụ Huyện uỷ tiếp dân vào thứ 6 hàng tuần, 30% cán bộ làm việc tại trụ sở, 70% xuống cơ sở). Từ đó, huyện luôn giải quyết kịp thời khó khăn của các ngành, các địa phương và tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để có kế hoạch chỉ đạo sát với tình hình thực tế.

UBND huyện Phong Điền