Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Báo cáo - thống kê; baocaothongke

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin điều hành;thongtindieuhanh

Display portlet menu
end portlet menu bar

Khiếu nại tố cáo;khieunaitocao

Display portlet menu
end portlet menu bar
Bài viết mặc định

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống

14/09/2021 08:21
Màu chữ Cỡ chữ

 Có thể nói, Gừa là một loại cây rất quen thuộc đối với người dân vùng Đồng bằng sông nước Nam Bộ, hầu như ở địa phương nào cũng có. Nhưng, ở Phong Điền quê tôi cây Gừa lại mang một hình dáng rất đặc biệt, tất cả những thân, cành và nhánh đan vào nhau tạo thành quần thể và được gọi là Giàn Gừa. Đây không chỉ là điểm tham quan lý tưởng mà còn là căn cứ cách mạng vững chắc của bộ đội ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

Giàn Gừa thuộc ấp Nhơn Khánh – xã Nhơn Nghĩa, với diện tích rộng khoảng 4.000m2, mộc đầy những cây gừa, đây không chỉ là địa chỉ văn hoá, là điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Đây còn là căn cứ địa cách mạng vững chắc của bộ đội ta trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Ông Nguyễn Văn Liên – người dân ấp ấp Nhơn Khánh, ông là người trực tiếp tham gia cách mạng tại địa phương thời kỳ những năm 1967, nói về truyền thống cách mạng của Giàn Gừa, ông kể: “ Từ khi cách mạng đồng khởi nổ ra, Giàn Gừa là nơi rất yên tĩnh, là nơi tiếp giáp với Lộ Vòng Cung, sự đùm bọc cách mạng của người dân nơi đây rất lớn mà quân địch không phát hiện. Năm 1968, một đơn vị của Tây Đô tập kết tại đây để tối ra Bà Hiệp, rồi qua sông Lộ Vòng Cung để tối tấn công vào Cần Thơ”.

              Chiến tranh đi qua những vết tích của đạn, bom vẫn còn đó nhưng giàn gừa vẫn xanh một sức sống mãnh liệt. Ngày nay, ngoài hoạt động lễ hội truyền thống hàng năm, thì tại đây mỗi ngày đón tiếp hơn 80 lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Ông Nguyễn Hữu Phước – Ban Quản lý khu di tích văn hóa Giàn Gừa nói: “ Ngày thường lượng khách đến tham quan rất đông, trên dưới 80 người, đông nhất là vào các dịp lễ, tết. Ngoài khách địa phương thì còn có khách các tỉnh lân cận, đặc biệt cũng có nhiều đoàn khách quốc tế đến tham quan”.

Năm 2011, UBND Thành phố Cần Thơ đã phê duyệt quy hoạch khu di tích văn hóa Giàn Giừa trở thành “Khu du lịch Sinh thái – Sông nước – Lịch sử Giàn Gừa”, tại ấp Nhơn Khánh - xã Nhơn Nghĩa, với diện tích hơn 30 ha, người dân nơi đây rất đồng tình với chủ trương này. Ông Nguyễn Văn On – người dân tại ấp Nhơn Khánh – xã Nhơn Nghĩa vui vẻ nói: “ Tôi thấy quy hoạch càng sớm thì càng tốt, bà con ở đây rất mong đợi để có được khu du lịch sinh thái, đồng thời cũng tạo công ăn việc làm cho nhân dân ở đây”.

               Toàn huyện Phong Điền hiện có 14 điểm di tích và du lịch sinh thái, chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay đã đón hơn 79.000 lượt khách đến tham quan, tổng doanh thu ước đạt trên 5,6 tỷ đồng. Hiện nay, huyện Phong Điền đã và đang trùng, tu tôn tạo nhiều khu di tích để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời kết hợp phát triển loại hình du lịch sinh thái ở địa phương. Ông Nguyễn Hoàng Ba – Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết: “ Trong thời gian tới, huyện tiếp tục trùng tu và tôn tạo các khu di tích lịch sử, đồng thời tuyên truyền, quãng bá hình ảnh đặc trưng của huyện để thu hút nhiều khách tham quan, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư đến phát triển loại hình du lịch sinh thái ở địa phương”.

Có thể nói, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống kết với phát triển loại hình du lịch sinh thái được xem là một hướng đi đúng đắn để huyện hướng đến xây dựng một đô thị sinh thái, văn minh hiện đại, một nông thôn mới kiểu mẫu của Thành phố Cần Thơ.

Chí Điển Đài truyền thanh huyện Phong Điền

Các tin khác

  • Các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn huyện (14/09/2021)
  • Phong Điền khai thác tốt nguồn thu du lịch từ các khu di tích văn hóa (14/09/2021)
  • Trang đầu 1 Trang cuối