Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Báo cáo - thống kê; baocaothongke

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin điều hành;thongtindieuhanh

Display portlet menu
end portlet menu bar

Khiếu nại tố cáo;khieunaitocao

Display portlet menu
end portlet menu bar
Di tích

Khu Di tích lịch sử Giàn Gừa

26/07/2024 09:02
Màu chữ Cỡ chữ

Khu Di tích lịch sử Giàn Gừa tọa lạc tại ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ với diện tích khoảng 2.7400m2

Khu Di tích lịch sử Giàn Gừa tọa lạc tại ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ với diện tích khoảng 2.7400m2. Đến nay, không ai còn nhớ cây Gừa có từ khi nào, chỉ biết đây là loại cây sinh trưởng mạnh ở vùng đất ẩm hoặc sống dọc theo kênh, rạch, có tác dụng giữ đất, chống sạt lở, tạo bóng mát. Ngày nay, Giàn Gừa vẫn giữ được nét nguyên sinh với dáng đẹp, tán rộng, nhiều thân, nhiều cành, quyện chặt vào nhau tạo thành giàn vững chắc và có sức sống mãnh liệt, diệu kỳ pha lẫn linh thiêng, huyền bí gắn liền với lịch sử khai hoang mở cõi của nhà Nguyễn và lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân vùng đất Cần Thơ nói chung và huyện Phong Điền nói riêng. Có thể xem đây là nơi giáo dục truyền thống cách mạng, là nơi vun bồi lý tưởng cao đẹp, là nơi để lắng đọng về sự hy sinh của đồng bào, chiến sĩ, là nơi để cảm nhận ý nghĩa của hòa bình, độc lập và cuộc sống bình yên hôm nay.

Ảnh: Khu Di tích lịch sử Giàn Gừa tọa lạc tại ấp Nhơn Khánh,

xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Theo một số người lớn tuổi của kiến họ Nguyễn ở xã Nhơn Nghĩa kể lại. Vào giữa thế kỷ XIX (năm Đinh Tỵ, 1857), nhiều nhóm người từ sông Tiền di cư đến làng Nhơn Nghĩa khai hoang, trong đó có ông Cả và một số người thuộc kiến họ Nguyễn thấy đây là vùng đất màu mỡ, phì nhiêu, việc khai hoang thuận lợi nên đất đai của kiến họ Nguyễn ngày càng được mở rộng. Từ đó nhiều người gọi ông là Cả Nguyễn. Một hôm, vùng này chẳng may xảy ra hỏa hoạn giàn gừa bị cháy, cả làng bỗng xuất hiện nhiều dịch bệnh khiến con cháu ông Cả Nguyễn bị bệnh chết. Vài tháng sau, có thầy Bảy ở núi Châu Đốc, tỉnh An Giang làm nghề bốc thuốc nam đến chữa bệnh và khuyên bảo trồng lại cây gừa. Sau khi dân làng trồng lại cây gừa, gừa vươn lên sống mãnh liệt, pha lẫn sự linh thiêng, cũng kể từ đó dịch bệnh, tai ương không còn hoành hành, cuộc sống người dân được bình yên. Dần về sau, mỗi khi gặp khó khăn, trắc trở trong đời sống tinh thần, người ta đến đây cầu nguyện ngày càng đông nên con cháu họ Nguyễn dựng ngôi miếu thờ Bà Thượng động cố hỷ và lấy ngày 28 tháng 02 âm lịch hằng năm là ngày vía cho đến nay.

Ảnh: Miếu thờ Bà Thượng động cố hỷ

Có lẻ chính đặc điểm nguyên sinh của cây gừa và giả thuyết liên quan về sự thiêng liêng diệu kỳ nơi đây mà ngay từ những năm đầu chống thực dân Pháp, một số đồng chí cán bộ đảng viên vùng này đã cải trang đến đây hoạt động dưới nhiều hình thức. trong đó có Thầy Bảy (không rõ họ tên) làm nghề bốc thuốc nam, trị bệnh rất giỏi, không chỉ ở đây mà còn được nhiều người từ nơi khác biết đến. Thông qua việc bốc thuốc chữa bệnh, nắm bắt được tâm tư tình cảm của bà con nơi đây, dần dần Thầy Bảy đã tạo được niềm tin rộng rãi trong quần chúng và làm cơ sở hoạt động cách mạng tại Giàn gừa.

Sau năm 1954, Mỹ - Diệm lật lọng trắng trợn, không thi hành Hiệp định Giơneve, đưa lực lượng khủng bố, đàn áp các phong trào cách mạng, ráo riết thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, lê máy chém khắp nơi chém giết đồng bào. Trong đó xã Nhơn Nghĩa, huyện Châu Thành là địa bàn vùng nông thôn, giáp với sông Cần Thơ và tuyến Vòng Cung, Cái Răng. Lúc bấy giờ, Giàn gừa là địa điểm an toàn, là nơi thường xuyên lui tới hoạt động cách mạng không những cán bộ của xã Nhơn Nghĩa mà còn là địa điểm hoạt động của Đội Biệt động thị trấn Cái Răng do đồng chí Tám Thạt chỉ huy (1956 – 1957). Đồng thời cũng là nơi diễn ra các cuộc hội họp để triển khai kế hoạch, Nghị quyết, Chỉ thị của Khu ủy khu Tây Nam Bộ. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Cần Thơ, Huyện ủy Châu Thành đã lãnh đạo lực lượng cách mạng và nhân dân các xã đồng loạt nổi dậy bao vây uy hiếp bọn tề ấp, tề xã, san bằng các đồn bót địch… góp phần mở rộng vùng giải phóng trên địa bàn Cần Thơ.

Dưới sự chỉ đạo của Khu ủy Khu Tây Nam bộ, đồng chí Nguyễn Việt Dũng – Thị đội trưởng Thị xã Cần Thơ được phân công tổ chức mở các khóa đào tạo huấn luyện đội “biệt động mật” để cung cấp cho cho các cơ sở ở nội thành hoạt động,.. Để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình mở các khóa huấn luyện đào tạo, sau nhiều ngày khảo sát địa hình tại một số nơi như: rạch Cóc Kèn, rạch Bà Thợ, rạch Ba Xài thuộc địa bàn xã Nhơn Nghĩa, đồng chí Nguyễn Việt Dũng quyết định chọn địa điểm tại Giàn gừa. Đây là địa bàn khá thuận lợi và an toàn, vị trí giáp với nhiều kênh rạch chằng chịt, xung quanh nhiều lau sậy, đồng thời trước đó cũng là nơi hội họp của các đồng chí Khu ủy Khu Tây Nam bộ và nơi hoạt động của đơn vị Biệt động thị trấn Cái Răng … 

Từ sau khi đội biệt động mật được đào tạo huấn luyện đã đưa các phong trào đấu tranh lên một bước mới. Phong trào đấu tranh chính trị và vũ trang có hiệu quả, tạo địa bàn thuận lợi cho các đơn vị lực lượng vũ trang tấn công vào nội ô đánh thẳng vào cơ quan đầu não gây không ít khó khăn cho địch. Để chuẩn bị cho tổng tấn công Mậu Thân 1968, tại Giàn gừa, lợi dụng địa hình rậm rạp, lực lượng Thành đội thành phố Cần Thơ đã chọn Giàn gừa là nơi cất giấu vũ khí, đạn dược. Từ đây theo con rạch Bà Thợ bộ đội chuyển vũ khí ra vàm Rạch Sung, vàm Bà Hiệp đến sông Cần Thơ, đây cũng là đoạn đường duy nhất vượt sông qua lộ Vòng Cung tiến vào nội ô thành phố Cần Thơ.

Cây Gừa là loại cây sinh trưởng mạnh ở vùng đất ẩm, với dáng đẹp, tán rộng, nhiều thân, nhiều cành, quyện chặt vào nhau tạo thành giàn vững chắc và có sức sống mãnh liệt diệu kỳ, pha lẫn linh thiêng, huyền bí.

 

Lợi dụng địa hình hiểm yếu nên một số đơn vị như: đội Biệt động thị trấn Cái Răng, Thành đội thành phố Cần Thơ đã chọn nơi đây làm nơi hoạt động cách mạng để triển khai kế hoạch, nghị quyết, chỉ thị của của Khu ủy Khu Tây Nam Bộ. Đặc biệt giai đoạn 1961 – 1965 Nguyễn Việt Dũng được Khu ủy điều về giữ chức Thị đội trưởng thị xã Cần Thơ và ông đã chọn Giàn Gừa làm nơi đào tạo đội biệt động mật để cung cấp cho nội thành thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó, trong suốt cuộc kháng chiến, cán bộ, bộ đội ta luôn được nhân dân bảo vệ, đùm bọc khi địch càn quét, mọi hoạt động của địch từ thành phố Cần Thơ cũng được người dân đưa tin về căn cứ nhanh chóng, để ta kịp thời có chủ trương đối phó. Tuy cách đồn của địch không xa là Rạch Sung và Bà Hiệp chưa đầy 1000m, nhưng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vẫn chọn nơi đây làm địa điểm hoạt động vì vùng đất Châu Thành - Nhơn Nghĩa từ lâu là cái nôi của cách mạng, nhân dân nơi luôn luôn nêu cao tinh thần yêu nước, luôn luôn đùm bọc, nuôi chứa, che chở cho cán bộ, bộ đội bằng cả tấm lòng, không những vậy khi cần thiết họ có thể hy sinh cả tính mạng để bảo vệ cán bộ và bộ đội được an toàn điển hình gia đình chú thím Hai Tiểu ở căn cứ Vườn Mận. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng, không có căn cứ nào bảo vệ cơ sở cách mạng an toàn bằng căn cứ lòng dân và chúng ta đã biết dựa vào đó và chúng ta đã chiến thắng kẻ thù xâm lược, thật đúng theo lời Bác dạy:

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu,

Khó vạn lần dân liệu cũng xong,

Muốn cho mọi việc thành công,

Nói cho dân hiểu, dân thông, dân làm”.

Ngày 05 tháng 04 năm 2013 Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 1225/QĐ-UBND xếp hạng di tích lịch sử Giàn Gừa, nhằm tiếp tục giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng chống giặc ngoại xâm ở địa phương.

Hiện nay, Khu Di tích lịch sử Giàn Gừa là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian, nơi giao lưu văn hóa, văn nghệ, đặc biệt là nghệ thuật đờn ca tài tử của nhân dân địa phương và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách.

Có thể nói, Khu Di tích lịch sử Giàn gừa được hình thành và tồn tại trong suốt cuộc kháng chiến chống chống Mỹ cứu nước, Giàn gừa là căn cứ lõm, căn cứ lòng dân, là nơi hoạt động cách mạng của cán bộ và bộ đội ta để chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Trải qua thời gian, cùng với sự thay đổi thăng trầm của lịch sử, cây gừa vẫn có sức sống mãnh liệt, ngày càng vươn lên tô điểm cho vùng đất Phong  Điền – Cần Thơ ngày thêm tươi đẹp. Là minh chứng hùng hồn cho thế hệ hôm nay và mai sau về truyền thống đấu tranh cách mạng của cha ông ta từ thời khai hoang mở cõi.

Ngoài giá trị lịch sử, Khu di tích lịch sử Giàn Gừa còn mang đậm nét phong tục, tập quán dân gian, gắn liền với đời sống văn hóa xã hội của địa phương được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân để cầu mong quốc thái, dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Hằng năm, tại di tích Giàn Gừa diễn ra Lễ vía Bà Thượng động cố hỷ vào ngày 28 tháng 02 âm lịch, để cầu mong quốc thái, dân an, mưa thuận, gió hòa, làm ăn phát đạt. Và nơi đây còn là một thắng cảnh đẹp gắn liền với lịch sử hình thành vùng đất vùng Phong Điền, cần được giữ gìn, bảo tồn và phát huy./.

 

 

TTL

Các tin khác

  • Khu Di tích lịch sử văn hóa chiến thắng Ông Hào (27/08/2024)
  • Khu Di tích lịch sử văn hóa mộ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị (27/08/2024)
  • Di tích Địa điểm khảo cổ học Nhơn Thành (26/07/2024)
  • Giàn gừa khổng lồ (14/09/2021)
  • Bưng Đá Nổi - Lưng Cột Cầu (14/09/2021)
  • Trang đầu 1 Trang cuối