Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Báo cáo - thống kê; baocaothongke

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin điều hành;thongtindieuhanh

Display portlet menu
end portlet menu bar

Khiếu nại tố cáo;khieunaitocao

Display portlet menu
end portlet menu bar
Văn hóa

Công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử tại huyện Phong Điền

10/05/2024 09:53
Màu chữ Cỡ chữ

Sinh hoạt nghệ thuật ĐCTT ngày càng đáp ứng nhu cầu giải trí, sáng tạo của người dân và cổ vũ tinh thần lao động, tinh thần yêu nước mạnh mẽ trong Nhân dân.

Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Phong Điền đã nghiêm túc thực hiện một cách đồng bộ trong toàn hệ thống chính trị đến tận người dân. Có thể nói sau 10 năm thực hiện, hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm và nâng cấp. Hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tiếp tục phát triển, xây dựng người Phong Điền theo tiêu chí chung người Cần Thơ “Trí tuệ - Năng động - Nhân ái - Hào hiệp - Thanh lịch” nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp và trách nhiệm cộng đồng xây dựng nếp sống văn hóa gắn với xây dựng đô thị sinh thái Phong Điền. Nếp sống văn hóa ngày càng đi vào chiều sâu và nhận được sự ủng hộ của người dân, tác động đến từng cá nhân, gia đình, cơ quan về lối sống, đạo đức, nhân cách, nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy.

Phong Điền là một trong những cái nôi của loại hình nghệ thuật ĐCTT và cũng chính nơi đây đã sinh ra những soạn giả, nghệ sĩ nổi tiếng như: nghệ sỹ nhân dân Tám Danh nổi tiếng với vai diễn Vương Tư Đồ - Tuồng Phụng Nghi Đình; soạn giả Điêu Huyền với các tác phẩm để đời như: Tiếng hò sông Hậu, Khách sạn hào hoa; danh cầm Sáu Hóa, Bầu Ấu, Bầu Hẹ là những người đã đặt nền móng cho loại hình đờn ca tài tử nơi đây.

Sinh hoạt nghệ thuật ĐCTT ngày càng đáp ứng nhu cầu giải trí, sáng tạo của người dân và cổ vũ tinh thần lao động, tinh thần yêu nước mạnh mẽ trong Nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 46 CLB đờn ca tài tử với gần 300 thành viên tham gia sinh hoạt. Trong đó, có 01 CLB Đờn ca tài tử “Hương quê” và 07 CLB ĐCTT cấp xã duy trì hoạt động vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật hàng tuần. Thông qua các buổi sinh hoạt, thực hành ĐCTT trong các câu lạc bộ, ấp văn hóa, trong các lễ hội, các sự kiện,… bằng điệu đờn, lời ca, tiếng hát, loại hình sinh hoạt nghệ thuật văn hóa này đã góp phần gắn kết cộng đồng, tạo không khí vui tươi, phấn khởi sau những ngày làm việc mệt nhọc, vất vả. Sinh hoạt ĐCTT vừa góp phần bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương, vừa đáp nhu cầu thưởng thức của công chúng và để các thế hệ sau kế thừa và phát huy loại hình nghệ thuật ĐCTT tại huyện.

Bên cạnh đó, tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện cũng đang duy trì sinh hoạt loại hình nghệ thuật ĐCTT để phục vụ khu khách đến tham quan (Khu du lịch Vàm xáng, Làng du lịch Mỹ Khánh, Khu du lịch Ông Đề, Khu du lịch Bưng đá nổi – Lung Cột Cầu, Khu du lịch Lung Tràm,…). Nhiều năm qua, nghệ thuật ĐCTT đã trở thành nét đặc trưng văn hóa Nam Bộ - Cần Thơ; thành đặc sản quen thuộc trong các tour, tuyến, điểm du lịch gắn với sông nước miệt vườn. Sinh hoạt ĐCTT từng bước nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân, đưa di sản văn hóa ĐCTT vào cuộc sống cộng đồng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

 

                               Ảnh: Các buổi sinh hoạt đờn ca tài tử

Để bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này, huyện đã 02 lần tổ chức Hội thi Giọng ca Cải lương giải “Điêu Huyền” nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh vùng đất Phong Điền đang phát triển và hướng tới trở thành đô thị sinh thái đặc trưng của thành phố Cần Thơ, đồng thời vinh danh ngòi bút tài hoa của cố soạn giả Điêu Huyền đã có những đóng góp to lớn cho nền nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam bộ, góp phần giữ gìn và phát huy bộ môn nghệ thuật truyền thống của Nam bộ nói chung và huyện Phong Điền nói riêng.

Ảnh: Hội thi Giọng ca Cải lương giải “Điêu Huyền” lần thứ II

Năm 2015, huyện phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc, bài ca cổ về vùng đất và con người Phong Điền – Cần Thơ, có hơn 70 ca khúc, bài ca cổ mới tham gia. Nội dung: ca ngợi về quê hương, vùng đất và con người Phong Điền. Qua đó, để quảng bá hình ảnh, quê hương và con người Phong Điền. Trong đó, tuyển chọn 08 bài ca cổ đặc sắc để thực hiện 300 bộ đĩa DVD để tuyên truyền và phục vụ giao lưu văn hóa, văn nghệ trong và ngoài thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó, hằng năm, huyện luôn tham gia liên hoan Đờn ca tài tử cấp thành phố và tổ chức Liên hoan ĐCTT cấp huyện.

Ảnh: Album ca cổ Hương sắc Phong Điền

Kết quả trong 10 năm, huyện đã 09 lần tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử”cấp huyện và 09 lần tham gia cấp thành phố, tạo điều kiện để các nghệ nhân tài tử không chuyên được học hỏi, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; phát hiện chăm bồi những hạt nhân đàn, hát có triển vọng từ cơ sở và trong Nhân dân, để tạo nguồn phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ ở địa phương.

Ảnh: Liên hoan đờn ca tài tử lần thứ IX năm 2023

Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cũng cần thấy rằng công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trên địa bàn huyện trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như: chất lượng của những buổi sinh hoạt tài tử chưa cao, các thành viên chưa được luyện tập thường xuyên, do thời gian sinh hoạt của CLB không nhiều; thiếu nghệ nhân đờn, các nghệ nhân đa phần lớn tuổi, nhất là thiếu đội ngũ kế thừa,…

Để công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật ĐCTT theo tinh thần Nghị quyết 33 trên địa bàn huyện tiếp tục được duy trì trong thời gian tới, huyện Phong Điền tiếp tục củng cố, nâng chất toàn diện các câu lạc bộ, đội, nhóm ĐCTT từ huyện đến xã, thị trấn và các ấp; Nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ ĐCTT, đảm bảo mỗi đơn vị đều có nghệ nhân đờn tại các câu lạc bộ ĐCTT. Gắn kết phong trào đờn ca tài tử vào các sự kiện chính trị, dịp lễ, tết, ngày hội lớn của địa phương để các nghệ nhân có dịp giao lưu, biểu diễn đờn ca tài tử,… tạo sự kết nối đam mê đờn, ca, tạo động lực để thành viên các CLB tiếp tục trau dồi, phát huy; Quan tâm bồi dưỡng lớp nghệ nhân kế thừa, nhất là lớp nghệ nhân trẻ tuổi, để nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ nói riêng và nghệ thuật truyền thống nói chung tiếp tục được lan tỏa và phát triển trong thời gian tới, gắn với xây dựng và phát triển huyện Phong Điền thành đô thị sinh thái theo hướng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ kinh phí để duy trì hoạt động của các câu lạc bộ, nhóm, gia đình,….; Hỗ trợ tổ chức liên hoan, giao lưu trình diễn và sáng tạo ĐCTT, góp phần gìn giữ và phát huy nghệ thuật ĐCTT tại địa phương./.

                                                                                                                               

TTL

Các tin khác

  • MỘT SỐ ĐIỂM THAM QUAN, DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MỸ KHÁNH (17/11/2023)
  • Giới thiệu về du lịch Phong Điền (14/09/2021)
  • Trang đầu 1 Trang cuối