Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Báo cáo - thống kê; baocaothongke

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin điều hành;thongtindieuhanh

Display portlet menu
end portlet menu bar

Khiếu nại tố cáo;khieunaitocao

Display portlet menu
end portlet menu bar
Giới thiệu chung

Tổng quan huyện Phong Điền

13/05/2024 10:10
Màu chữ Cỡ chữ

Huyện đang xây dựng huyện Phong Điền thành thị xã Phong Điền, là đô thị sinh thái đặc thù trong tương lai theo Quyết định số 1519/QĐ-TTg ngày 02/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Huyện Phong Điền được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ, là huyện vùng ven, thuộc phía Tây Nam của thành phố Cần Thơ và cách thành phố Cần Thơ 15 km. Huyện có diện tích đất tự nhiên 12,558km2, trong đó có 9.900ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 78,83% diện tích (đất trồng cây ăn trái hơn 8.789 ha, còn lại là đất lúa).

Ảnh: Logo huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Huyện có 07 đơn vị hành chính (Thị trấn Phong Điền, xã Nhơn Ái, Giai Xuân, Tân Thới, Trường Long, Mỹ Khánh, Nhơn Nghĩa) với 75 ấp. 6/7 đơn vị được Chủ tịch nước công nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và là địa phương đầu tiên của thành phố Cần Thơ được Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015 theo Quyết định số 495/QĐ-TTg ngày 29/3/2016. Hiện tại, huyện đang xây dựng huyện Phong Điền thành thị xã Phong Điền, là đô thị sinh thái đặc thù trong tương lai theo Quyết định số 1519/QĐ-TTg ngày 02/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Ảnh: Toàn cảnh huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

 

Hiện nay dân số của huyện là 97.890 dân, với 27.957 hộ. Trong đó, có 446 hộ dân tộc thiểu số với 708 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 0,45% dân số. Chủ yếu là đồng bào dân tộc Khmer dân tộc Hoa, còn lại là dân tộc C’Ho, Ê Đê, Thái. Về tôn giáo có 32 cơ sở thờ tự với 13,925 tín đồ, gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Báp tít, Phật giáo Hòa Hảo,....

Cơ cấu kinh tế của huyện đang phát triển theo hướng “Thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái - Nông nghiệp chất lượng cao - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp”. Thế mạnh chủ lực của Phong Điền chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế vườn, từng bước hình thành các vùng chuyên canh có quy mô, diện tích, sản lượng lớn, chất lượng ngày càng nâng cao, đặc biệt là mô hình phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái. Trên địa bàn huyện có 27 hợp tác xã, 57 tổ hợp tác, hoạt động có hiệu quả cao với diện tích sản xuất 725 ha. Năm 2023 xây dựng 13/5 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP, nâng tổng số 37 mô hình, 01 mô hình GlobalGap; 04/03 sản phẩm OCOP được thành phố công nhận đạt 4 sao, nâng tổng số 06 sản phẩm.

 

Ảnh: Dâu Hạ Châu

Ảnh: Nhãn IDO

Ảnh: Sầu riêng Ri 6

                                                      Ảnh: Vú sữa Vĩnh Kim và vú sữa Lò Rèn

Ảnh: Chôm chôm

Nhờ vào lợi thế có diện tích cây ăn trái lớn, hệ thống sông, rạch chằng chịt bao quanh, Phong Điền được biết đến như là “Vành đai xanh - Lá phổi xanh” của thành phố Cần Thơ là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Toàn huyện hiện có 17 điểm di tích lịch sử, 48 điểm du lịch (01 khu du lịch, 28 điểm du lịch, 19 điểm tham quan). Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch phát triển cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu lưu trú cho du khách. Toàn huyện có 21 cơ sở (Nhà nghỉ, Homestay) với 265 phòng. Thời gian quan, huyện thường xuyên giới thiệu, quảng bá du lịch huyện trên Website du lịch. Năm 2023, huyện tiếp đón hơn 1,6 triệu lượt khách tham quan (tăng 21% so với cùng kỳ). Trong đó, khách nước ngoài 50.393 lượt (tăng 100% so với cùng kỳ), doanh thu đạt 485,5 tỷ đồng (tăng 9% so với cùng kỳ).

 

 

Ảnh: Khu di tích lịch sử mộ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị

 

 

Ảnh: Khu di tích lịch sử Chiến Thắng Ông Hào

Hệ thống cơ sở hạ tầng đang được quan tâm đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đặc biệt là đường giao thông. Năm 2023, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 164,76 tỷ đồng, đã giải ngân đạt 99,14%KH; tổng thu ngân sách 745,64 tỷ đồng, đạt 121,62% dự toán (tăng 5,1% so cùng kỳ); Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ 5.800 tỷ đồng, đạt 133,27% KH. Bên cạnh đó, huyện đang tập trung mọi nguồn lực thực hiện tốt công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn kiểu mẫu, xây dựng đô thị sinh thái,.... Từ đó, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, thu nhập bình quân đầu người đạt 75,1 triệu đồng/người/năm.

Về văn hoá - xã hội tiếp tục ổn định và phát triển; cơ sở vật chất, trường lớp tiếp tục được đầu tư, chất lượng dạy và học được nâng cao. Toàn huyện có 35/37 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 94,59%. Tỷ lệ trẻ vào mầm non, mẫu giáo đạt 99,53%; mẫu giáo 5 tuổi, đạt 100%; tiểu học đạt 100%; trung học cơ sở đạt 99,1%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào trung học phổ thông và giáo dục nghề nghiệp đạt 92,6%. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được tăng cường, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,07%; thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội, giảm nghèo. Đến nay, toàn huyện có 2.763 người có công với cách mạng. Trong đó, có 636 đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên. Huyện còn 18 hộ nghèo/27.957 hộ dân, tỷ lệ 0,06%. Công tác quốc phòng, an ninh được chú trọng, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.

Bên cạnh những thành tựu trên, trong quá trình xây dựng và phát triển huyện còn tồn tại những khó khăn, hạn chế như: Tình hình giá vật tư nông nghiệp tăng làm cho chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp cao ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân; nguồn vốn đầu tư cho huyện chủ yếu từ ngân sách còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư ngoại lực vào địa bàn; sản xuất nông nghiệp chưa có sự gắn kết giữa sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ; ngành thương mại - dịch vụ sức cạnh tranh chưa cao, du lịch tuy có nhiều lợi thế để phát triển nhưng chưa tạo được điểm nhấn đặc thù; Văn hoá - xã hội phát triển chưa ngang tầm và còn nhiều vấn đề cần được quan tâm, Ngành y tế đã có nhiều nỗ lực, tập trung tháo gỡ những khó khăn về thủ tục trong mua sắm vật tư, thiết bị y tế, tuy nhiên kết quả đến nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và mong đợi của người dân.

 

                                                                                                                                                   

TTL

Các tin khác

  • Lịch sử đảng bộ huyện Phong Điền (19/12/2023)
  • Phong Điền đất nước con người (13/07/2021)
  • Trang đầu 1 Trang cuối