Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Báo cáo - thống kê; baocaothongke

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin điều hành;thongtindieuhanh

Display portlet menu
end portlet menu bar

Khiếu nại tố cáo;khieunaitocao

Display portlet menu
end portlet menu bar
Thông tin tuyên truyền

Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên người trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2024 - 2030

25/03/2024 09:12
Màu chữ Cỡ chữ

Sở Y tế thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 908/KH-SYT ngày 04 tháng 3 năm 2024 về phòng, chống bệnh Dại trên người trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2024 - 2030.

Theo đó, căn cứ Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2022 - 2030”; Quyết định số 1622/QĐ-BYT ngày 08 tháng 5 năm 2014 của Bộ Y tế về việc phê duyệt “Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh Dại trên người”; Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phòng chống bệnh Dại giai đoạn 2022 - 2030.

Để chủ động triển khai công tác phòng, chống bệnh Dại, Sở Y tế xây dựng Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên người trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2024 - 2030 với mục tiêu chung là tăng cường giám sát, kiểm soát nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng chống bệnh dại và phấn đấu không có người tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân và cộng đồng.

Mục tiêu cụ thể

- 100% các quận, huyện có điểm tiêm vắc xin Dại cho người.

- 100% các quận, huyện thực hiện truyền thông nguy cơ và nâng cao nhận thức về bệnh Dại ở cộng đồng, trường học.

- 100% số người tiêm vắc xin phòng bệnh Dại do động vật cắn được báo cáo theo quy định.

- 90% số người bị phơi nhiễm với bệnh Dại được điều trị dự phòng saphơi nhiễm.

- Phấn đấu và duy trì thành phố Cần Thơ thuộc vùng nguy cơ thấp về bệnh Dại trên người.

- Phấn đấu không có người tử vong do mắc bệnh Dại.

Sở Y tế giao

1. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

- Chủ trì tham mưu Sở Y tế thực hiện hiệu quả, quyết liệt, đồng bộ các nội dung của Kế hoạch này.

- Giám sát chặt chẽ tình hình bệnh dại trên người, phối hợp với các cấp, các ngành trong việc vận động người dân thực hiện tiêm phòng vắc xin/huyết thanh phòng bệnh dại sau khi bị động vật nghi dại cắn/cào kịp thời.

- Tham mưu công tác quản lý cung ứng, sử dụng vắc xin phòng Dại cho người bị chó, mèo cắn, người có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với bệnh Dại.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, giám sát các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các hoạt động của phòng chống bệnh Dại trên người, dảm bảo đúng mục tiêu, đúng tiến độ; kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch.

- Xây dựng, ban hành các tài liệu chuyên môn kỹ thuật, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin Dại và huyết thanh kháng Dại cho người trên địa bàn thành phố.

- Phối hợp tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng, chống bệnh Dại trên người; định kỳ họp giao ban với Chi cục Chăn nuôi và Thú y và các đơn vị có liên quan để đánh giá hoạt động của kế hoạch.

- Tham mưu Sở Y tế tham gia thực hiện các nghiên cứu khoa học về bệnh Dại và các lĩnh vực có liên quan; đánh giá, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định hiện hành.

- Hàng năm tổ chức đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch trên người về Sở Y tế.

2. Trung tâm Y tế quận, huyện

- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng và triển khai kế hoạch trên địa bàn quản lý.

- Tham mưu bố trí ngân sách địa phương, huy động các nguồn lực hợp pháp khác để phục vụ các hoạt động triển khai kế hoạch tại địa phương.

- Phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trong công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai tại các xã, phường, thị trấn; đồng thời báo cáo kết quả thực hiện về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố.

Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế, ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng các tài liệu truyền thông, chú trọng truyền thông học đường về bệnh Dại và các biện pháp phòng chống ... đồng thời truyền thông đến các hộ gia đình nhằm nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó, mèo đối với cộng đồng và nhận thức của người dân để tích cực tham gia công tác phòng chống bệnh Dại tại cộng đồng.

- Phối hợp thực hiện tốt Quy chế phối hợp số 6066/QCPH-SYT-SNN&PTNT ngày 06/7/2022 giữa Sở Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2022 - 2025.

Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh Dại trong nhà trường.

- Giám sát, quản lý sức khỏe của học sinh, thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có học sinh mắc bệnh.

- Đưa nội dung giáo dục sức khỏe và kiến thức phòng bệnh Dại, xử lý vết thương khi bị động vật cắn vào các buổi học ngoại khóa, buổi nói chuyện về bệnh Dại và các biện pháp phòng chống bệnh Dại trong nhà trường.

Đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố:

Chỉ đạo tổ chức thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến người dân về nội dung Kế hoạch phòng chống, bệnh Dại, giai đoạn 2024-2030 trên địa bàn thành phố Cần Thơ nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về áp dụng các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo quy định.

Đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện

- Chỉ đạo triển khai kế hoạch và bố trí kinh phí địa phương cho các hoạt động phòng, chống Dại trên người tại địa bàn quản lý.

- Chỉ đạo các ban, ngành phối hợp ngành Y tế thực hiện các nội dung của kế hoạch theo nhiệm vụ được giao, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân tích cực tham gia phòng, chống bệnh Dại cho người và động vật.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị có liên quan đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng chống bệnh Dại trên người và động vật. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh Dại tại địa bàn quản lý; xử lý nghiêm các cán bộ, nhân viên thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn giám sát tình hình bệnh dại theo hệ thống cá cấp, tăng cường hoạt động các điểm tiêm chủng tại địa phương. Thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc xin, huyết thanh phòng bệnh dại cho các đối tượng phơi nhiễm với bệnh dại bị động vật nghi dại cắn/cào và các đối tượng chính sách; tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh dại. Đồng thời thực hiện nghiêm chế độ khai báo theo đúng Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.

- Tổ chức và hỗ trợ chi phí điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh Dại cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi trong vùng dịch, người có công với cách mạng, cán bộ thú y và y tế nguy cơ cao, những người tham gia phòng, chống dịch và các trường hợp đặc biệt khác.

- Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại; các biện pháp phòng chống bệnh Dại.

- Công khai các địa chỉ các cơ sở y tế trên địa bàn và hướng dẫn người bị động vật cắn đến ngay cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc (bao gồm cả thuốc đông y, bài thuốc cổ truyền, gia truyền…) chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh Dại hoặc người bị động vật cắn.

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai các nội dung, giải pháp của kế hoạch này trên địa bàn; đồng thời báo cáo Sở Y tế kết quả thực hiện theo quy định./.

 

Thành Lợi

Các tin khác

  • Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cơ sở lao động về vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp (16/05/2024)
  • Hướng dẫn ôn tập thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2024 - 2025 (13/05/2024)
  • Tăng cường công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần (09/05/2024)
  • Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng (09/05/2024)
  • Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024 (08/05/2024)
  • Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024 (25/04/2024)
  • Tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt (25/04/2024)
  • Điều kiện xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ; thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong ngành Y tế... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024. (04/04/2024)
  • Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao (02/04/2024)
  • Những quy định về Thang bảng lương, Luật Đất đai 2024, mức đóng BHXH năm 2024… có hiệu lực từ tháng 4/2024 (02/04/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối